VNG lập liên doanh với đối tác ngoại đầu tư Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Ngày 18.1, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm và chúc Tết Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh (91 tuổi, ngụ tại P.1, TP.Cà Mau), các lực lượng vũ trang, cũng như trao quà cho hộ nghèo, công nhân lao động và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống và ghi nhận công lao của Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh đối với đất nước. Đồng thời, mong Mẹ luôn sống vui, sống trường thọ, mãi là tấm gương sáng về lòng kiên trung, đức hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc để thế hệ hôm nay học tập, noi theo.Cùng ngày, trong chuyến thăm các lực lượng vũ trang tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, Phó chủ tịch nước đã biểu dương những thành tích nổi bật mà các đơn vị đạt được trong thời gian qua. Phó chủ tịch nước nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đồng thời, đề nghị các lực lượng tăng cường xây dựng sức mạnh toàn diện, khai thác tốt lợi thế đặc thù của Cà Mau, một địa bàn chiến lược trong thế trận phòng thủ quốc gia và vùng ĐBSCL.Phó chủ tịch nước cũng khuyến khích các lực lượng tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phòng chống thiên tai, cứu hộ và cứu nạn. Các đơn vị được yêu cầu đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội, chăm lo tết cho cán bộ, chiến sĩ và các gia đình chính sách, người có công. Trước thềm năm mới 2025, Phó chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo tỉnh Cà Mau tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thủy sản, hướng tới phát triển bền vững. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống người dân, và không để ai bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết Nguyên đán. Dịp này, Phó chủ tịch nước đã trao tặng 500 suất quà tết cho người nghèo và 200 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau, góp phần mang đến một mùa xuân ấm áp cho các đối tượng khó khăn.Chelsea muốn nẫng tay trên M.U trong cuộc chạy đua chiêu mộ nhà vô địch thế giới
Ngày 27.2, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh.Theo quyết định này, giá đất trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 (được kéo dài thời gian thực hiện đến 31.12.2025).Bảng giá đất quy định cụ thể giá đất trồng lúa nước 2 vụ, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.TP.Buôn Ma Thuột là địa bàn có giá đất ở đô thị cao nhất của tỉnh này. Trong đó, mức cao nhất thuộc các tuyến đường: Nơ Trang Lơng (từ Ngã Sáu đến Lê Hồng Phong), Quang Trung (từ Phan Chu Trinh đến Lê Hồng Phong): 97,92 triệu đồng/m2 , Y Jút (từ Nguyễn Công Trứ đến Phan Bội Châu): 86,4 triệu đồng/m2, Phan Bội Châu (từ Nguyễn Tất Thành đến Lê Hồng Phong): 82 triệu đồng/m2, Phan Chu Trinh (từ Ngã Sáu đến Trần Hưng Đạo): 81 triệu đồng/m2. Điện Biên Phủ (đoạn từ Nguyễn Công Trứ đến Hoàng Diệu), Lê Hồng Phong (đoạn từ Nguyễn Công Trứ đến Phan Bội Châu): 75 triệu đồng/m2.Giá thấp nhất là các thửa đất khu vực đường Nguyễn Khoa Đăng: 3 triệu đồng/m2, Phan Văn Đạt: 2,25 triệu đồng/m2.Theo quyết định trên, bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn và đô thị được quy định bằng 80% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk.Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn và đô thị được quy định bằng 60% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh.Bảng giá đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất xây dựng công trình sự nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định theo giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở.Đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp được Nhà nước cho thuê đất: quy định bằng 80% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh.Đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh được quy định bằng 60% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk.
'Khóc ròng' vì mua vé máy bay trở lại TP.HCM khó hơn… mò kim đáy bể
Trong bối cảnh thị trường ô tô vẫn ảm đạm từ sau Tết Nguyên đán 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Ngoại trừ Toyota Hilux, các mẫu mã còn lại đều bán ít hơn so với tháng "chạy đà" doanh số cho năm 2025, dù vậy cục diện cạnh tranh vẫn không có nhiều thay đổi.Tương tự kịch bản đã diễn ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam, dù doanh số bán hàng giảm hay tăng, Ford Ranger vẫn áp đảo các đối thủ còn lại. Cụ thể, doanh số bán Ford Ranger đạt 1.111 xe, giảm 4 xe so với tháng đầu năm nhưng kết quả này vẫn giúp Ranger dẫn đầu doanh số đồng thời chiếm gần 73% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 2.2025.Ford Ranger cũng là cái tên duy nhất ở phân khúc xe bán tải góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam. Nếu không tính Nissan Navara, doanh số bán Ford Ranger đạt được gấp gần 2,7 lần tổng lượng tiêu thụ của các mẫu xe còn lại trong phân khúc này cộng lại. Điều này cho thấy, sức hút của mẫu xe bán tải mang thương hiệu Mỹ nhưng cũng phơi bày một thực tế, các đối thủ còn lại vẫn chưa đủ sức thách thức Ford Ranger.Ở phần còn lại, Toyota Hilux là cái tên duy nhất ở phân khúc này có được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số. Cụ thể, mẫu bán tải của Toyota tại Việt Nam đạt doanh số 179 xe, tăng 13 xe so với tháng trước đó. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đủ để Toyota Hilux giữ vị trí thứ 3. Bởi Mitsubishi Triton dù bán ít hơn tháng 1.2025 tới 30 xe nhưng vẫn đạt doanh số gần 220 xe bán ra trong tháng 2.2025 qua đó tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2. Isuzu D-Max xếp cuối bảng với 24 xe bán ra, giảm 33 xe. Kết quả này khiến Isuzu D-Max trở lại top 10 ô tô bán ít nhất tháng tại thị trường Việt Nam. Tương tự nhiều phân khúc khác, doanh số bán xe bán tải vẫn đang chững lại trong tháng bán hàng vốn được xem là "nốt trầm" của thị trường ô tô Việt Nam.Số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.530 xe, giảm 54 xe tương đương 3,5% so với tháng 1.2025. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán xe bán tải trong tháng 1.2025 lại tăng 569 xe tương đương 37,2%.Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với tháng 2 được xem là một trong những thời điểm trầm lắng nhất trong năm của thị trường ô tô Việt Nam khiến không chỉ phân khúc xe bán tải mà ngay cả những dòng xe hút khách như SUV đô thị, sedan hạng B… cũng không giữ được nhịp tăng trưởng doanh số. Hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn sự góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này, ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại thị trường Việt Nam đạt 3.114 xe, tăng 838 xe tương đương 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Được xem là mẫu xe chiến lược của VinFast ở nhiều thị trường trên toàn cầu, VinFast VF8 được chăm chút về thiết kế, ngoại hình mang phong cách xe sang với mâm lốp cỡ lớn 19 inch ở bản tiêu chuẩn, 21 inch trên bản cao cấp. Cũng giống như các dòng xe Lux, VinFast VF8 dùng toàn bộ hệ thống đèn là bóng LED.
Thông tin mới nhất về Trường quốc tế AISVN được Sở GD-ĐT báo cáo với UBND TP.HCM
Hôm 10.1, Viện KSND TP.HCM ra quyết định kháng nghị yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án (THA) dân sự TP.HCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hơn 78 tỉ đồng. Kháng nghị còn yêu cầu Cục trưởng chỉ đạo chấp hành viên thực hiện ngay việc thu phí THA, và số tiền còn lại sau thu phí chuyển cho Công ty Sen Việt để xử lý theo quy định của bản án; đồng thời làm rõ trách nhiệm của chấp hành viên (nếu có).Trước đó, hồi tháng 11.2020, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án tham ô xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng NN-PTNT VN (Công ty ALC II). Tòa tuyên: "Toàn bộ số tiền mà Công ty ALC II được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Sen Việt (gọi tắt Công ty Sen Việt). Đây là công ty quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty ALC II để xử lý theo quy định của pháp luật".Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, tòa án còn tuyên phạt 2 án tử hình đối với Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng - thương mại Quang Vinh)…Quá trình tổ chức thi hành bản án, Cục THA dân sự TP.HCM đã ra nhiều quyết định THA chủ động. Trong đó có quyết định THA chủ động vào tháng 3.2021, buộc ông Lê Đoàn Tám hoàn trả 75 tỉ đồng cho Công ty ALC II để đảm bảo cho việc thi hành trách nhiệm bồi thường của bị cáo Vũ Quốc Hảo. Khoản tiền này sẽ được cấn trừ vào nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Hảo.Tháng 10.2024, ông Tám nộp 75 tỉ đồng và Công ty Hàm Rồng đã nộp hơn 3,4 tỉ đồng, tổng cộng hơn 78 tỉ đồng cho Cục THA dân sự TP.HCM. Ngay sau đó, Công ty Sen Việt có đơn đề nghị chuyển hơn 78 tỉ đồng vào tài khoản của công ty này theo như bản án phúc thẩm của TAND cấp cao.Tuy nhiên, yêu cầu của Công ty Sen Việt không được Cục THA dân sự TP.HCM chấp nhận, lý do là còn phải thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM. Trước đó, căn cứ vào điều 121 luật Phá sản, chấp hành viên đã ra văn bản vào năm 2018 với nội dung: "Yêu cầu Công ty Sen Việt thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty ALC II theo quy định của luật này. Sau 2 năm kể từ ngày nhận được văn bản này, nếu Công ty Sen Việt không thực hiện được thì phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao cho Cục THA dân sự TP.HCM xử lý, thanh lý tài sản theo khoản 4 điều 121 luật Phá sản…".Kháng nghị của Viện KSND TP.HCM cho rằng, theo bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM và bản án sơ thẩm năm 2019 của TAND TP.HCM đều giao khoản tiền bồi hoàn cho Công ty Sen Việt. Đây không phải tài sản đưa ra thanh lý theo quy định tại khoản 2 điều 121 luật Phá sản.Cả 2 bản án đều xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt nhận số tiền bồi thường của Công ty ALC II là thực hiện việc quản lý tài sản chứ không phải thanh lý tài sản như cách hiểu và áp dụng pháp luật của chấp hành viên.Theo kháng nghị, bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với vai trò đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Do Công ty ALC II phá sản nên tòa đã tuyên toàn bộ số tiền mà công ty này được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty Sen Việt để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải thanh lý.Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 điều 127 luật Phá sản năm 2014, việc ông Lê Đoàn Tám bồi thường cho Công ty ALC II và khoản tiền Công ty Hàm Rồng tự nguyện thi hành được xem là tài sản doanh nghiệp chưa chia sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Thẩm quyền phân chia tài sản này là TAND TP.HCM đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt sẽ căn cứ khoản 2 điều 114 luật Phá sản để báo cáo TAND TP.HCM giải quyết phá sản xử lý tài sản thu được…Theo quy định tại khoản 3, điều 127 luật Phá sản năm 2014, Cục THA dân sự TP.HCM chỉ được quyền phân chia theo quyết định của TAND đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, việc chấp hành viên căn cứ khoản 4 điều 121 luật Phá sản cho rằng hết thời hạn 2 năm thanh lý tài sản của Công ty Sen Việt để ban hành quyết định giữ hơn 75 tỉ đồng là thi hành trái nội dung bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM.Cũng theo Viện KSND TP.HCM, việc làm này là "không đúng thẩm quyền xử lý, vi phạm quy định tại khoản 2 điều 114 luật Phá sản năm 2014". Đồng thời áp dụng không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan, vi phạm khoản 2 điều 20 luật THA dân sự.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM, cho biết sau khi có quyết định kháng nghị, nhận thấy vụ việc phức tạp, quan điểm của cơ quan này và Viện KSND TP.HCM còn có sự khác nhau, trái chiều. Do đó, để giải quyết dứt điểm vụ việc, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Cục THA dân sự TP.HCM đã mời lãnh đạo Viện KSND TP.HCM và TAND TP.HCM họp để trao đổi, thống nhất hướng giải quyết.Tại cuộc họp liên ngành hôm 21.1 đã kết luận: "Vụ việc có nội dung liên quan đến quy định pháp luật chưa cụ thể, liên ngành chưa thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau. Cục THA dân sự TP.HCM còn khó khăn, vướng mắc khi xử lý số tiền đã thu giữ được của Công ty ALC II. Liên ngành thống nhất đề nghị Cục THA dân sự TP.HCM có văn bản báo cáo và xin hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THA dân sự để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước khi xử lý tài sản".Vì thế, hiện nay Cục THA dân sự TP.HCM đã báo cáo, đề nghị Tổng cục THA dân sự xem xét, hướng dẫn nghiệp vụ để có cơ sở xử lý đối với số tiền đã thu giữ nêu trên.Cũng theo ông Hà, tại thời điểm chấp hành viên ban hành quyết định về việc thu giữ tiền của người phải THA (Công ty ALC II) thì Cục THA dân sự TP.HCM đang thụ lý thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM.Theo đó, tài sản của Công ty ALC II được phân chia theo thứ tự sau: chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động với người lao động; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán cho chủ nợ. Theo danh sách chủ nợ thì Công ty ALC II có nghĩa vụ thanh toán cho 114 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền hơn 10.167 tỉ đồng và hơn 8,5 triệu USD.Vì thế, lãnh đạo Cục THA dân sự TP.HCM khẳng định rằng việc thu giữ số tiền trên là đúng. Mục đích để đảm bảo thi hành quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan này không có cơ sở để xem xét, giải quyết đề nghị của Công ty Sen Việt.